Sàn nhựa (hay nói chính xác hơn là sàn nhựa giả gỗ) là loại sàn được làm chủ yếu từ chất liệu nhựa PVC nguyên sinh, kết hợp thêm bột đá và một số chất phụ gia khác. Trong khi đó, sàn gỗ (sàn gỗ công nghiệp) là kết quả của công nghệ ép nén cao bột gỗ tự nhiên để tạo thành.
Khi lựa chọn nên dùng sàn nhựa hay sàn gỗ công nghiệp, điểm khác biệt lớn nhất giữa hai loại vật liệu này đó là chất liệu. Từ đó, mỗi loại sàn sẽ có những ưu nhược điểm riêng. Với những đặc điểm nhất định, người dùng hiện nay vô cùng phân vân không biết nên dùng sàn nhựa hay sàn gỗ công nghiệp cho gia đình của mình. Bài viết dưới đây của Kobler sẽ phân tích chi tiết điểm tương đồng và khác biệt giữa 2 dòng sàn. Từ đó giúp bạn tìm ra loại sàn phù hợp nhất cho từng khu vực trong nhà.
So sánh sàn nhựa và sàn gỗ
Điểm tương đồng
Dưới đây là một số điểm giống nhau giữa sàn gỗ và sàn nhựa giả gỗ:
Có vẻ đẹp tự nhiên: Cả sàn gỗ và sàn nhựa giả gỗ đều được thiết kế để mô phỏng vẻ đẹp và cảm giác tự nhiên của gỗ thật. Vậy nên, khi sử dụng hai loại vật liệu trên sẽ mang lại không gian ấm cúng và sang trọng.
Độ bền cao: Sàn gỗ và sàn nhựa giả gỗ nếu được vệ sinh và bảo trì đúng cách thường có thể sử dụng từ 10 đến 20 năm.
Đa dạng về màu sắc và hoa văn: Cả sàn gỗ và sàn nhựa giả gỗ đều có nhiều màu sắc, hoa văn và kiểu dáng khác nhau. Điều này cho phép bạn lựa chọn theo phong cách và sở thích cá nhân của mình.
Điểm khác biệt lớn nhất giữa sàn gỗ và sàn nhựa là gì?
Sự khác biệt chính giữa sàn gỗ công nghiệp và sàn nhựa giả gỗ là chất liệu. Sàn nhựa có cấu tạo 100% từ vật liệu tổng hợp, trong khi gỗ công nghiệp sử dụng lõi ván sợi được làm từ các sản phẩm phụ của gỗ. Như vậy, sàn gỗ công nghiệp rất dễ bị thấm nước, trong khi sàn nhựa chống thấm nước 100%.
So sánh về độ bền
Nếu xét về độ bền, sàn nhựa giả gỗ sẽ chiếm ưu thế hơn so với sàn gỗ công nghiệp. Theo đánh giá của các chuyên viên thiết kế nội thất, sàn nhựa được xem là một loại sàn bền bỉ và dễ bảo dưỡng. Vậy nên, sàn nhựa thường được sử dụng trong các trung tâm thương mại, nơi yếu tố độ bền và bảo dưỡng là ưu tiên hàng đầu.
Nhiều sản phẩm sàn nhựa hiện nay đã được cải tiến nên có độ bền cao và có khả năng chịu lực khá tốt. Tuy nhiên, sản phẩm kém chất lượng sẽ gặp tình trạng bị bong từng lớp sau một thời gian sử dụng. Bạn có thể hạn chế gặp trường hợp trên bằng cách chọn loại vật liệu sàn cao cấp với 5 lớp chắc chắn. Những sản phẩm trên có thể sử dụng đến 25 năm nếu được bảo dưỡng đúng cách.
Sàn gỗ công nghiệp có ưu điểm là tính ổn định, độ bền cao, chịu được va đập, lực nén lớn. Loại sàn này có khả năng chống trầy xước và mài mòn tốt hơn sàn nhựa nhưng lại không chịu nước tốt. Vì vậy nếu bạn không biết cách sử dụng hoặc môi trường thời tiết nóng ẩm thì các tấm sàn có thể bị cong vênh, phồng rộp. Ngoài ra, sản phẩm cũng bị bạc màu theo thời gian, không giữ màu tốt như sàn gỗ thật.
So sánh về độ mài mòn
Sàn gỗ công nghiệp thường có khả năng chống bào mòn tốt hơn và bền hơn so với sàn nhựa giả gỗ, nhờ lớp bề mặt bảo vệ chất lượng cao. Tuy nhiên, cả hai loại sàn đều có thể bị trầy xước và mất đi lớp bảo vệ sau một thời gian sử dụng, và độ bào mòn sẽ phụ thuộc vào chất lượng và cách vệ sinh, bảo dưỡng của từng loại sàn.
Sàn nhựa có kích thước mỏng và chịu lực kém nên cũng dễ bị mài mòn hơn hơn sàn gỗ công nghiệp. Qua thời gian dài sử dụng, sàn sẽ bị trầy xước, thủng, mòn khi thường xuyên tiếp xúc hoặc ma sát trực tiếp với các vật thể nặng, góc cạnh. Vì vậy, bạn cần chú ý bảo quản tốt để giữ cho sàn luôn đẹp, mới.
Sàn gỗ công nghiệp có lớp bề mặt được phủ lớp melamine kết hợp sợi thủy tinh và ép ở nhiệt độ cao nên có khả năng chống trầy xước rất tốt. Nhờ vậy mà qua thời gian sử dụng, sàn sẽ ít bị mài mòn hơn so với sàn nhựa và người dùng cũng không cần quá cẩn thận khi kê các đồ vật vì sợ làm hư sàn.
So sánh về khả năng chống nước
Theo đánh giá của chuyên gia, sàn nhựa vinyl có khả năng chống nước tốt hơn so với sàn gỗ. Bởi các loại sàn nhựa vinyl như LVT, LVP đều được làm từ chất liệu 100% chống nước.
Sàn nhựa được cấu tạo từ thành phần nhựa nên có khả năng chống chịu nước tốt hơn nhiều so với sàn gỗ công nghiệp. Vì vậy bạn có thể sử dụng loại sàn này cho những khu vực thường xuyên có nước chảy hoặc phải sử dụng chất tẩy rửa sàn như phòng bếp, phòng tắm,… Một lưu ý là sàn nhựa hèm khóa sẽ chịu nước tốt hơn các loại sàn nhựa dán keo. Vậy nên, để đánh giá nên dùng sàn nhựa hay sàn gỗ cần phụ thuộc vào cách lựa chọn sàn nhựa giả gỗ của bạn.
Sàn gỗ công nghiệp không chịu được nước tốt vì có thành phần chính là bột gỗ và bột nhựa. Do đó nếu gặp nước các hạt gỗ sẽ ngậm nước và nở to ra làm cho tấm sàn bị cong vênh, mất đi hình dạng ban đầu. Loại sàn này sẽ thích hợp sử dụng ở những nơi khô ráo, ít tiếp xúc với nước.
So sánh về khả năng vệ sinh, lau chùi
Chọn vật liệu lát sàn dễ bảo dưỡng và vệ sinh chắc chắn là ưu tiên hàng đầu của rất nhiều gia đình, đặc biệt nếu gia đình bạn có trẻ em và nuôi thú cưng. Thế nhưng, nếu xét về tiêu chí này, sàn nhựa vinyl sẽ vượt trội hơn bởi bạn có thể vệ sinh loại sàn này bằng nhiều phương pháp. Mặt khác, để bảo dưỡng và vệ sinh, sàn gỗ công nghiệp có yêu cầu cao hơn 1 chút.
Vì được làm từ nhựa và chống chịu nước tốt nên việc lau chùi, vệ sinh sàn nhựa rất dễ dàng. Bạn có thể dùng chổi, cọ, khăn để phủi bụi bám trên bề mặt. Với các vết bẩn rõ ràng cũng rất dễ làm sạch chỉ với giẻ hoặc khăn ướt. Bạn cũng có thể sử dụng chất tẩy rửa sàn với những vết bẩn cứng đầu nhưng khuyên dùng loại có tính tẩy rửa nhẹ và không mài mòn.
Với sàn gỗ công nghiệp thì khả năng chống nước kém hơn nên bạn không nên dùng khăn ướt để lau sàn, chỉ sử dụng giẻ khô hoặc ẩm để vệ sinh qua bề mặt. Loại sàn này cũng không nên dùng hóa chất tẩy rửa mạnh sẽ làm mất màu và mài mòn sàn. Trường hợp sàn bị bám những vết bẩn dai dẳng thì hãy dùng chất hóa học nhưng nhanh chóng làm sạch và không để thời gian quá lâu.